Posted on Để lại phản hồi

Yoga chữa mắt cận

Phương  pháp Yoga chữa mắt cận

Phương  pháp Yoga chữa mắt cận không áp dụng để chữa những khuyết tật về tổ chức của mắt như đục nhân mắt bệnh glôcôm (tăng nhãn áp) và những bệnh bẩm sinh khác về mắt. Những bệnh này phải được  các chuyên gia về mắt điều trị.

Những bệnh như căng mắt, đau mắt, giảm thị lực, cận thị và viễn thị, và cả những khuyết tật khác về thị lực sẽ được chữa khỏi bằng hệ thống Yoga chữa mắt cận thị.

Hơn thế nữa, những trường hợp như có nước trong mắt, ngứa trong khóe mắt, mờ mắt, đau mắt đỏ (một hoặc cả hai mắt) đều có thể chưa được bằng phương pháp yoga. Nói cách khác, những bệnh về mắt không phải dùng đến phẫu thuật để chữa thì có thể chữa bằng phương pháp yoga mà không phải dùng đến thuốc.

Các bệnh đau mắt có ảnh hưởng đến thị lực, đã và đang trở thành vấn đề báo động trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Hàng triệu người không có một chế độ ăn uống đầy đủ, đã làm cho sức khỏe giảm sút và thị lực cũng bị ảnh hưởng. Mọi người, mặc dù mắt hoàn toàn bình thường và không bệnh tật nhưng thiếu sự nuôi dưỡng hợp lý thì sức khỏe và thị lực cũng dần dần yếu đi. Bởi vậy, ngay khi mắt không mắc bệnh gì đặc biệt, thì thị lực vẫn có thể bị giảm.

Nguyên nhân: Nhiều khi mắt vẫn bình thường, nhưng do chế độ ăn uống không tốt, và do những thói quen xấu nào đó đã dẫn đến đau mắt.

Ví dụ, ăn quá nhiều thức ăn rán, nhiều loại gia vị có chất kích thích mạnh, uống nhiều cà phê hoặc nước trà, hút nhiều thuốc lá, thiếu ngủ và nghỉ ngơi không đủ… tất cả những thứ đó đã làm căng mắt.

     Trong hoàn cảnh này có thể gây ra ba loại đau mắt:

  • Người mắt tốt  nhưng do thói quen chỉ sử dụng được một loại thức ăn nào đó, vì vậy chế độ ăn nuôi dưỡng mắt không được tốt.
  • Nười nghèo không có khả năng thực hiện chế độ ăn uống cân bằng.
  • Người thường có những thói quen không thèm muốn một số thức ăn cần thiết nào đó.

Bệnh nhân của cả ba loại này đều có thể chữa được mắt chỉ với một sự chú ý chăm sóc nhỏ nào đó.

  • Cách chữa: Người bị giảm thị lực thì không nên ăn loại thức ăn có hại cho thị lực, mà cần ăn nhiều thứ có tác dụng nuôi  dưỡng mắt. Cụ thể là:

Những thứ không được ăn: mỡ và những chất có nhiều mỡ, thức ăn rán và nướng… phải ngừng ăn thịt (lợn, gà, bò, vịt…). Không ăn những thức gia vị có nồng độ cao như ớt, hạt tiêu và cả những chất làm căng thần kinh. Không uống cà phê, trà, rượu, không hút thuốc lá.

Những thức được ăn là: salat, rau xanh, hoa quả tươi. Nói chung muốn có được một chế độ ăn uống cân bằng, đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt vì các yếu tố của chế độ ăn uống cân bằng không thể không thực hiện được.

Bài tập yoga chữa mắt cận gồm 2 phần, phần một gồm các tư thế yoga và phần B gồm các bài luyện xoa bóp mắt nhẹ nhàng.

A. Bài tập yoga chữa mắt cận – thực hiện hàng ngày các tư thế sau:

1. Suryanamaskar asana(chào mặt trời):

Đây là tư thế yoga đơn giản nhưng rất quan trọng trong phần bài tập yoga chữa mắt cận.

Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai. Đầu và mình thẳng. Hai tay để xuôi. Thở bình thường.

Yoga chữa bệnh mắt cận thị
Hình 12 – Ảnh (internet)

 

Cách thực hiện: Hít vào từ từ, mạnh và sâu, đồng thời đưa hai tay thẳng lên cao, lòng bàn tay hướng ra  trước. Tiếp tục hít vào, đầu và tay ngửa ra sau. Thở ra đông thời kéo dài người đồng thời cuối xuống, hai lòng bàn tay chạm đất, mắt nhìn vào rốn, hai đầu gối thẳng. Giữ ở tư thế này 5-6 giây rồi bắt đầu lại như trước. Tập 4 lần/ ngày.

Suryanamaskar asana có tác dung xoa bóp phần nội tạng nên rất tốt cho hoạt động của tuyến tụy. (Ủng hộ thớt bằng cách nhấn link này nha mọi người – hoa sinh nhật

2. Trikona asana: 

Tư thế chuẩn bị: Đứng, hai chân mở rộng bằng vai, nhìn ra trước, hai tay thả xuôi, giữ 2 chân chắc và vững.

Cách thực hiện: Hít vào từ từ và cùng lúc nâng hai tay lên ngang vai, cánh tay thật thẳng, bàn tay úp, tiếp tục hít vào tối đa. Giữ ở tư thế này 2 giây (hình 33).

Sau đó bắt đâu thở ra. Cùng lúc hạ tay trái và cuối mình để ngõn tay chạm chân trái, đồng thời nâng tay phải lên cao, lòng bàn tay hướng về phía phải. Thở ra hết và nín thở (hình 34).

Yoga chữa bệnh mắt cận thị
Ảnh: Sách Yoga chữa bệnh – NXB Thể dục thể thao -1989

 

Chú ý: Trong khi đưa tay lên chỉ gập chứ không nghiêng  mình, mắt nhìn vào bàn chân trái, khi tay trái chạm vào mũi bàn chân trái, sau đó từ từ quay đầu sáng bên phải, cùng lúc đưa tay phải lên cao, cố gắng nhìn bàn tay được nâng lên khoảng 2 giây; không chùng đầu gối.

Tiếp đó hạ tay phải thẳng về trước, vẫn nín thở mắt nhìn theo tay phải, bàn tay trái vẫn còn chạm chân trái, thân vượt hẳng về phía trước, hai chân thẳng, các ngón tay khít lại thẳng chắc (hình 35).

Vẫn nín thở, đưa tay sang phải 45* rồi từ từ hạ xuống, các ngón tay chạm sàn, mắt nhìn vào tay này(hình 36). Bây giờ bắt đầu hít vào, đưa mũi bàn tay phải sang chạm ngón chân phải và từ từ đứng dậy, hai tay thả xuôi, trả lại tư thế ban đầu. Thế là xong một vòng Trikona asana.

Nghỉ bằng hai nhịp thở bình thường. Sau đó làm lại từ đầu, nhưng đổi tay. Tuần đầu mỗi ngày tập 4 vòng. Sau đó tăng lên 6 vòng và  tối đa không quá 8 vòng/ ngày.

Thế này có tác động đến khớp cổ, khớp vai, cột sống, khớp chậu – đùi, cổ tay, khuỷu tay.

Những người bị đau khớp, nên tập tư thế Santulan trước khi tập tư thế Trikona. Đây là một tư thế quan trọng trong yoga chữa mắt cận.

3. Bhujanga asana (Rắn hổ mang):

Yoga chữa bệnh mắt cận thị
Ảnh : internet

 

Tư  thế chuẩn bị: nằm sấp, đầu đặt nghiêng  trên 1 má. Hai bàn tay úp sấp trên sàn, phía trước hai vai. Hai khuỷa tay co và khép chặt vào người. Hai chân duỗi thẳng. Thở bình thường.

Cách thực hiện:  đầu thẳng, hơi ngửa về phía sau. Hít vào chậm và sâu, ưỡn đầu và ngực tối đã để phần thân trên rốn được nâng lên. Ở vị trí này, bàn chân sẽ được duỗi căng hết mức, mũi bàn chân giũ chặt không nhấc khỏi sàn. Nhìn lên trần nhà và tiếp tục hít vào.

Thời gian hít vào khoảng 6-8 giây. Bắt đầu thở ra và hạ đầu tựa má xuống sàn. Toàn thân thả lỏng khoảng 6 giây . Rồi tập lại qúa  trình trên.

Mỗi ngày chỉ tập 4 lần như vậy.

Thế này vận động các cơ ở bụng, hông và cổ, làm cho khí huyết các vùng ấy lưu thông. Ở tư thế này, việc  thở gặp trở ngại, có tác dụng đẩy khí và huyết chạy đến nơi hiểm hóc nhất của gan, lách và phổi.

Bhujanga asana (Rắn hổ mang) được coi là một thế tốt nhất để chữa các bệnh về bụng. Ngoài ra nó còn làm cho cột sống mềm dẻo, nên chữa được cả bệnh về cột sống, và tăng sự linh hoạt của ngực, vai, cổ, mặt, và đầu . Do vậy làm tăng vẻ đẹp của mặt. Đây cũng là một tư thế quan trọng trong yoga chữa mắt cận.

4. Yoga Mudra:

Tư  thế chuẩn bị: Tốt nhất khi luyện asana Mudra là ngồi hoa sen (hình 1). Nhưng ngồi hoa sen không dễ đối với mọi người, có thể ngồi xếp chân thông thường theo thế ngồi Sukha asana (hình 2) cũng được.

Sau đó đưa 2 tay ra sau lưng, tay nọ nắm tay kia. Giữ cột sống, đầu và cổ thẳng.

Yoga chữa bệnh mắt cận thị

Ảnh: Sách Yoga chữa bệnh – NXB Thể dục thể thao -1989

 

Cách thực hiện:  Thở ra từ từ và đồng thời cuối đầu xuống, hướng mặt xuống đất và hơi đưa ra trước vừa đủ cho thân được hạ thấp dễ dàng, nhưng không để cột sống căng quá mức trong khi hạ thấp thân. Nếu có thể thì chạm trán, rồi chạm cằm xuống sàn. Lúc này tất cả không khí trong người được tống ra hết. Từ từ nâng 2 tay lên, hai bàn tay vẫn nắm vào nhau, càng cao cằng tốt nhưng không kéo căng  quá mức.

Giữ ở tư thế này từ 6-8 giây (hình 25). Bắt đầu hít vào, đồng thời hạ tay xuống và từ từ trở về vị trí ban đầu. Toàn thân thả lòng. Buông hai tay ra chừng 6-8 giây, sau đó lặp lại quá trình trên.

Làm 2 vòng / ngày ở tuần thứ nhất và sẽ tăng lên 4 vòng/ngày ở tuần thứ hai và tối đa là 4 vòng/ngày.

Thế Mudra luyện phổi và các nhánh cuống phổi có hiệu quả, vì khi lôn phần trên của thân thể xuống thì máu từ phần dưới bắt đầu chảy trở lên, nên phần trên được xoa bóp, máu chảy đều khắp phổi và cuống phổi, chức năng hô hấp được phục hồi. Vì vậy thế Mudra rất có hiệu lực đối với bệnh nhân hen suyễn.

Thế này còn trị được các bệnh về cột sống, dạ dày, táo bón, củng cố hệ thống tiêu hóa và làm tăng thêm khả năng sinh dục. Đây cũng là một tư thế quan trọng trong yoga chữa mắt cận.

5. Jalandhar Bandha:

Tư  thế chuẩn bị:  Ngồi theo thế đài sen (Padma  asana – hình 1)hoặc xếp hai chân dấu ở dưới (Sukaha asana – hình 2) Giữ cột sống, cổ và đầu thật thẳng. Nhìn thẳng ngang tầm mắt, hai cánh tay để hai bên, cổ tay tựa trên đầu gối, ngón chỏ và ngón cái làm thành vòng tròn, các ngón khác thẳng (hình 47).

 

https://hanoihoa.net/wp-content/uploads/2020/08/Hinh-47.jpgẢnh : internet

Cách thực hiện:  Hít vào chầm chậm, càng nhiều không khí càng tốt. Giữ hơi thở và cuối đầu chầm chậm để cằm chạm ngực, không làm căng quá. Nếu cằm không chạm vào được ngực thì cuối càng chậm càng tốt và sẽ dừng lại ở vị trí tối đa. Sau khi cằm đã chạm ngực (hoặc gần chạm ngực thì nâng hai vai về phía trên một ít. Giữ cột sống ngay ngắn, đầu và cổ thẳng, trong khi đó vẫn giữ hơi thở. Giữ ở vị trí này khoảng 4-8 giây. Thế là đã làm xong tư thế Jalandhar.

Nâng đầu lên từ từ và bắt đầu thở ra chậm. Khi đầu đã thẳng và thở ra hết thì nghỉ khoảng hai nhịp thở. Sau khi nghỉ, lặp lại quá trình trên.

Tuần thứ nhất tập 3 vòng/ngày. Từ tuần thứ 2 trở đi tập 4 vòng/ngày.

Thế này chữa những rối loạn ở đầu, vai và vùng cổ, họng, mặt. Những người đau xoang hoặc có bệnh đường hô hấp mà tập được thế này cũng tốt.

Tiếp theo có thể thực hiện các bài tập yoga chữa mắt cận – phần luyện mắt.

B – Luyện tập mắt:

Bài tập yoga chữa mắt cận còn có hai nhóm bài tập luyện mắt là tập nhóm A và nhóm B.

Bài tập nhóm A: Giữ đầu cổ và cột sống thẳng. Chỉ có mắt là vận động trực tiếp, nhưng không làm căng quá, mà mắt phải được vận động nhịp nhàng. Hãy tiến hành theo các bước sau:

1/ Ngồi trong thế Sukha (hình 2) giữ cổ, đầu và cột sống theo một đường thẳng. Mắt nhìn thẳng (ngang với tầm mắt). Thở bình thường.

2/ Vận động mắt: Nhìn lên trên (bầu trời, trần nhà). Giữ ở vị trí đó khoảng 2 giây. Rồi nhìn xuống đất khoảng 2 giây. Lại nhìn lên bầu trời và sau khi dừng ở đó khaonrg 2 giây lại nhìn xuống đất. Nhu vậy là mắt nhìn lên rồi lại nhìn xuống 2 lần, gọi là một đơn vị của bài tập này. Sau đó nhắm mắt khoảng 2 giây.

3/ Mở mắt và nhìn ra phía trước, rồi nhìn về hướng bên phải và cố gắng đưa mắt về phải càng nhiều càng tốt. Giữ ở vị trí đó khoảng 2 giây (chú ý chỉ vận động mắt, không quay đầu). Sau đó nhìn sang trái càng nhiều càng tốt, cũng giữ ở vị trí đó khoảng  2 giây, rồi nhìn sang phải, lại nhìn sang trái, trở lại nhìn thẳng. Nhắm mắt. Thế là xong một đơn vị phải – trái.

Ảnh : internet

 

Cần nhớ rằng một đơn vị vận động mắt lên – xuống, cộng với một đơn vị vận động mắt sang trái – phải được tính là một vòng của bài tập mắt.

Xong một vòng nghỉ khoảng 6-8 giây, rồi tiếp tục làm thêm một vài vòng nữa.

Tuần thứ nhất tập 2 vòng/ngày. Tuần thứ 2 trở đi tập 3-4 vòng/ ngày.

Sau khi làm được một số vòng theo ý muốn thì xát lòng bàn tay cho nóng rồi đặt lên mắt như sau:

Lòng bàn tay đặt lên mắt (hình 50)

Lát hai lòng bàn tay và nhau cho nóng lên. Sau khi xát độ 6-8 giây, áp lòng bàn tay trái lên mắt trái, lòng bàn tay phải lên mắt phải.

Khi đặt lòng bàn tay lên mắt, không ép mạnh, chỉ ép nhẹ lên phần ngoài của vùng mắt. Khi đó hai bàn tay che mắt và giữ chúng ở đó 8-10 giây.

Sau đó hạ tay và nghỉ. Như vậy là đã xong một vòng.

Sau khi nghỉ  6-8 giây, làm thêm 2 vòng nữa.

Tuần thứ 2 trở đi, có thể thêm bài tập mắt theo nhóm B

Bài tập nhóm B: Trong bài tập yoga chữa mắt cận này, vận động mắt theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, theo các bước  sau:

  • Nhìn thẳng, nâng mắt nhìn lên và bắt đầu quay vòng sang phải, xuống dưới rồi sang trái, lại nhìn lên. Như vậy đã làm được một vòng theo chiều kim đồng hồ. Lặp lại lần thứ hai.

Sau đó nhắm mắt và nghỉ 6-8 giây.

  • Bây giờ vận động mắt theo chiều ngược kim đồng hồ. Nhìn thẳng, đưa mắt lên trần nhà, đưa sang trái, xuống dưới, sang phải, lên trên. Thế là xong một vòng. Tiếp tục làm vòng thứ hai.

Nhắm mắt và nghỉ 6-8 giây.

Hai vòng cùng chiều và hai vòng ngược chiều kim đồng hồ là một vòng nhóm B.

Làm bài tập nhóm B này chứng hai vòng, và sau đó nghỉ khoảng 10 giây. Trong khi nghỉ mắt vẫn nhắm.

Xoa xát nóng hai lòng bàn tay và đặt lên mắt (hình 50).

Từ tuần thứ 2 trở đi tập 4 vòng của nhóm A , sau đó tập 4 vòng của nhóm B.

Sau khi đã tập cả hai nhóm thì xát nóng lòng bàn tay và ép nhẹ lên mắt 3-4 lần.

Bài tập yoga chữa mắt cận này có thể được tập 2 lần mà không phụ thuộc vào nhau trong một ngày đêm, nghĩa là chỉ cần tập mắt àm không cần tập các thế yoga khác. Khoảng cách giữa hai lần tập của bài tập mắt này khoảng 8 giờ.

Hi vọng bài viết về yoga chữa mắt cận sẽ hữu ích cho ai cần, nhất là các bố mẹ chịu khó cho các em bé tập, bé nhà em đang tập luyện và cảm thấy có hiệu quả đó ạ!

Sưu tầm bởi: hoa sinh nhật đẹp

Nguồn: Sách Yoga chữa bệnh – NXB Thể dục thể thao -1989

Bác sĩ Phulgenda Sinha – Giám đốc Viện Yoga Patna (Ấn Độ) và Viện Yoga Oasinhton (Hoa Kỳ)

Nếu thấy hay thì ủng hộ tớ bằng cách nhấn vào xem hoa tặng người yêu nha. Cảm ơn mọi người!

Posted on Để lại phản hồi

HÃY THẢ LỎNG VÀ CHO THẮT LƯNG CỦA BẠN ĐƯỢC NGHỈ NGƠI THƯ GIÃN

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vùng thắt lưng( Psoas) không chỉ trong luyện tập yoga mà các sinh hoạt đời sống thường ngày của chúng ta , mất đi sự ổn định của cơ này chúng ta có thể gặp các vấn đề về đau lưng, đau chân, đau khớp cùng chậu,khó thở…..

Cơ thắt lưng là một trong những nhóm cơ trọng tâm dày nhất trong cơ thể và là cơ quan trọng nhất để kết nối giữa thân trên với thân dưới , bên ngoài vào bên trong, mặt trước với mặt sau. Chúng bám từ các đốt sống lưng (T12-L4 và L4 đến L5), cơ lớn chạy qua khoang chậu nối vào phía trong xương đùi(cơ thắt lưng chậu), cơ nhỏ bám vào khung chậu dưới, gần đáy xương mu (iliopubic).

Cơ thắt lưng có vai trò rất lớn trong việc nâng đỡ trọng lực, . luôn luôn trong tình trạng phải hoạt động hàng ngày do chúng phải làm việc, vận động liên tục, đi đứng, trong thực hành các asana,chuỗi chuyển động ….

Vì phải tham gia vào nhiều chuyển động, nâng đỡ hàng ngày như vậy nên đến khi hoạt động quá tải khiến chúng yếu đi , có những vận động quá sức, chuyển động sai lệch, khi tập các tư thế trong yoga chưa đúng,hay kể cả tập đúng mà sao vẫn đau , cơ thắt lưng bị bó ngắn , hay do thói quen siết bụng siết luôn cả lưng dưới thì sẽ gây ra tổn thương và làm đau thắt lưng …. và gây hạn chế rõ rệt trong chuyển động.

Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một số tư thế tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả và tuyệt vời giúp trị liệu , thư giãn và thả lỏng vùng thắt lưng mà chúng ta nên và có thể thực hiện mỗi ngày vào trước buổi , cuối buổi tập yoga hay bất cứ lúc nào thấy lưng đau và mệt mỏi . Có những ngày mình chỉ nầm các tư thế này tập trung hướng ý thức đưa hơi thở vào khu vực bị bó, căng, đau mà cảm thấy thư giãn và thoải mái vô cùng , tỉnh dậy tràn đầy năng lượng mà không phải tập luyện nhiều gì cả. Ngay cả khi bạn không bị đau thắt lưng bạn đau mỏi các khu vực khác cũng đều có thể nằm thư giãn ở các tư thế dưới đây hoặc thiền nằm trong các tư thế này.

Hình 1
Hình 2

Tư thế đầu tiên (hinh1) là tư thế supta baddha konasana – tư thế nằm góc cố định là 1 tư thế nằm thả lỏng tự nhiên toàn bộ cơ thể để cho lực hút của trái đất kéo giãn đủ độ 1 số vùng của lưng, hông và chân giúp cân bằng lại toàn bộ hệ cơ và thần kinh của chúng ta rất tốt …Nếu thấy căng cơ khép , căng cơ chân và hông ban đầu có thể hỗ trợ dùng 2 gối kê ở dưới chân như( hình 2). mới đầu năm như vậy khoảng 5-10p sau dần tăng tiến trình lên từ 30p hoặc hơn tùy theo cảm nhận cơ thể, tập trung vào viêc hít thở hay niệm chú OM, OM AH HUM, OM MA NI PADMEHUM….

Hình 3 : Tư thế trả về

Tư thế (hinh3) là tư thế trả về bằng cách thu 2 đầu gối trạm nhau, 2 bàn chân mở rộng thả lỏng rồi từ từ thư giãn để thả chìm toàn bộ cái thắt lưng của chúng ta xuống thảm ,Tập trung hướng ý thức , cảm nhận thật tinh tế và hít thở nhiều hơn vào vào vùng lưng dưới để làm mềm nó và cung cấp dưỡng khí tới các tế bào . thực hiện tư thế 1 bao lâu thì tư thế 3 trả lại bấy nhiêu thời gian để cân bằng.

Hình 4

Cuối cùng nếu có nhiều thời gian( nếu không ta có thể tỉnh dậy sau hình 3) ta duỗi toàn bộ 2 chân và trở về tư thế xác chết nẳm thả lỏng toàn bộ cơ thể, để hơi thở theo trạng thái tự nhiên và thư giãn (hình 4).

Nguồn: Hạ Lan yoga