Gần 100 năm cai trị, người Pháp không mở bất cứ con đường nào nối trung tâm Hà Giang với các huyện biên viễn. Sau năm 1954, đứng trước việc Hà Giang có nguy cơ bị cô lập, ly khai bởi các thế lực trồng anh túc, thổ phỉ và tàn dư Quốc dân đảng, chính quyền mới VNDCCH quyết định mở con đường đi từ tỉnh lỵ Hà Giang tới 4 huyện vùng cao cheo leo bao gồm Yên Minh, Quản Bạ, rồi qua cao nguyên đá Đồng Văn, Mã Pì Lèng tới Mèo Vạc.
Và điều trở thành huyền thoại là con đường này làm hoàn toàn bằng sức người, không hề có máy móc. Sau Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, có lẽ đây là công trình thu hút thanh niên trong cả nước xung phong tham gia nhiều nhất. Hơn 1.300 nam, nữ thanh niên xung phong (TNXP) từ 6 tỉnh Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) và 2 tỉnh đồng bằng (Nam Định, Hải Dương) đã sát cánh cùng hơn 1.000 dân công của 16 dân tộc trên cao nguyên đá bắt tay vào phá núi mở đường. Với dụng cụ lao động vô cùng thô sơ, chỉ là cuốc, xẻng, búa tạ, xà beng, xe cút kít…, trong điều kiện làm việc vô cùng khó khăn, thiếu lương thực, thiếu muối, thiếu nước, thiếu dầu, thiếu rau xanh, vật vã với khí hậu khắc nghiệt của vùng cao, mùa hạ nóng như rang, mùa đông rét cắt da cắt thịt.
Khó khăn chồng chất khó khăn, thổ phỉ nổi dậy chống phá, săn bắt thanh niên xung phong và cán bộ, treo cây để làm bia tậ.p bắ.n. Chúng muốn ly khai thành lập vương quốc Vua Mèo. Sau khi tình hình ổn định, đoàn làm đường lại đối mặt với mở đường đèo Mã Pì Lèng hiểm trở vô cùng và toàn đá, phải mất 2 năm mới làm xong 20km của con đèo này. Hàng trăm người phải treo mình ở vách đá, đặt mì.n, đẽo đá và họ để sẵn 10 cỗ quan tài ở công trường để liệm những người hy sinh.
Cuối cùng, ngày 15.6.1965, toàn bộ 164km đường đã hoàn thành và được đặt tên là “Đường Hạnh Phúc”. Ngày nay, các bạn trẻ có đi du ngoạn qua Hà Giang, đi trên con đường Hạnh Phúc, hãy cảm thấy tự hào và biết ơn bởi những hy sinh phi thường của cha anh năm xưa nhé.
Copy Ký Ức Việt Nam