Posted on Để lại phản hồi

CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC!!!

Gần 100 năm cai trị, người Pháp không mở bất cứ con đường nào nối trung tâm Hà Giang với các huyện biên viễn. Sau năm 1954, đứng trước việc Hà Giang có nguy cơ bị cô lập, ly khai bởi các thế lực trồng anh túc, thổ phỉ và tàn dư Quốc dân đảng, chính quyền mới VNDCCH quyết định mở con đường đi từ tỉnh lỵ Hà Giang tới 4 huyện vùng cao cheo leo bao gồm Yên Minh, Quản Bạ, rồi qua cao nguyên đá Đồng Văn, Mã Pì Lèng tới Mèo Vạc.

Và điều trở thành huyền thoại là con đường này làm hoàn toàn bằng sức người, không hề có máy móc. Sau Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, có lẽ đây là công trình thu hút thanh niên trong cả nước xung phong tham gia nhiều nhất. Hơn 1.300 nam, nữ thanh niên xung phong (TNXP) từ 6 tỉnh Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) và 2 tỉnh đồng bằng (Nam Định, Hải Dương) đã sát cánh cùng hơn 1.000 dân công của 16 dân tộc trên cao nguyên đá bắt tay vào phá núi mở đường. Với dụng cụ lao động vô cùng thô sơ, chỉ là cuốc, xẻng, búa tạ, xà beng, xe cút kít…, trong điều kiện làm việc vô cùng khó khăn, thiếu lương thực, thiếu muối, thiếu nước, thiếu dầu, thiếu rau xanh, vật vã với khí hậu khắc nghiệt của vùng cao, mùa hạ nóng như rang, mùa đông rét cắt da cắt thịt.

 

 

Khó khăn chồng chất khó khăn, thổ phỉ nổi dậy chống phá, săn bắt thanh niên xung phong và cán bộ, treo cây để làm bia tậ.p bắ.n. Chúng muốn ly khai thành lập vương quốc Vua Mèo. Sau khi tình hình ổn định, đoàn làm đường lại đối mặt với mở đường đèo Mã Pì Lèng hiểm trở vô cùng và toàn đá, phải mất 2 năm mới làm xong 20km của con đèo này. Hàng trăm người phải treo mình ở vách đá, đặt mì.n, đẽo đá và họ để sẵn 10 cỗ quan tài ở công trường để liệm những người hy sinh.

Cuối cùng, ngày 15.6.1965, toàn bộ 164km đường đã hoàn thành và được đặt tên là “Đường Hạnh Phúc”. Ngày nay, các bạn trẻ có đi du ngoạn qua Hà Giang, đi trên con đường Hạnh Phúc, hãy cảm thấy tự hào và biết ơn bởi những hy sinh phi thường của cha anh năm xưa nhé.

Copy Ký Ức Việt Nam

Posted on Để lại phản hồi

GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

NHỮNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC ĐỀU GIỐNG NHAU:

* Mẹ được chiều chuộng,
* Cha được tôn trọng,
* Con được tiếp nhận.

Lời mở đầu cuốn “Anna Karenina” của Tolstoy vô cùng chấn động:

“Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng gia đình bất hạnh thì lại muôn màu muôn vẻ”.

👨‍👨‍👧‍👦..👨‍👨‍👧‍👦..👨‍👨‍👧‍👦

MẸ ĐƯỢC CHIỀU CHUỘNG

Một nhà văn nữ đã từng viết một bộ phim ấm áp như sau:

“Khi xe lửa đến bến, cạnh chỗ tôi có một ghế trống. Một cậu bé chừng 3 tuổi nhảy lò cò chạy đến, ngồi xuống và nói với người mẹ đứng ở cửa xe: “Mẹ ơi, nhanh lên, ở đây có ghế này!”

Chẳng bao lâu sau đôi vợ chồng trẻ bước đến. Người vợ níu lấy tay chồng, cười tươi roi rói, âu yếm nhìn cậu con trai bảo:

– Chỉ có một chỗ, con ngồi đi, mẹ và bố con đứng đây là được rồi.

Cậu bé nói :

– Con là con trai không cần ngồi, mẹ ngồi đi.

Chẳng thể từ chối lời thỉnh cầu của cậu bé, người mẹ đành ngồi xuống. Người cha xoa xoa đầu khích lệ cậu bé.

Qua cuộc nói chuyện của họ đại khái tôi có thể hiểu được rằng người mẹ trẻ đang dẫn cậu con trai đi chơi và nhân tiện đưa cha đi làm. Cậu con trai phụng phịu nói với cha:

– Ba có thể đi cùng với mẹ con được không.

Người cha an ủi:

– Con phải ngoan, đợi ba đi làm về sẽ tới đón con và mẹ, rồi dẫn con đi ăn món chuối mà con thích nhất nhé.

Cậu bé vẫn không vui lắm, cứ níu chặt lấy tay cha, nhưng không nói thêm bất cứ lời nào.

Sau khi người cha tới bến, lúc sắp xuống xe, đột nhiên anh nói rất nghiêm túc với cậu con trai nhỏ:

– Con phải chăm sóc tốt cho mẹ đấy, không được khóc, không được sinh chuyện với mẹ. Đó là vợ của ba, con hiểu không? Ba đi kiếm tiền cho hai mẹ con đây!

Mọi người trên xe đều cười ồ lên, nhìn cậu bé như thể một người đàn ông đã trưởng thành.

*******************

Nếu tôi có mặt ở đó, tôi cũng sẽ dành cho người cha này một tràng pháo tay. Bởi lẽ ông rất mực chiều chuộng vợ mình. Đây chính là quy tắc hạnh phúc cơ bản của một gia đình.

Tóm lại:

Tâm trạng của người vợ càng ổn định, tình cảm gia đình càng ổn định. Mà cách tốt nhất để tâm trạng của người vợ thật ổn định chính là chiều chuộng cô ấy.

Những người phụ nữ được sống trong tình yêu của người chồng thì trái tim cô ấy cũng mềm mại, dịu dàng và an định. Cô ấy sẽ khoan dung với mỗi người xung quanh, sẽ tạo nên bầu không khí ấm áp, vui vẻ của gia đình.

Ngược lại, khi người phụ nữ sống trường kỳ trong sự lạnh nhạt, oán hận và thô bạo của người chồng thì những tình cảm phụ diện này sẽ được chuyển tiếp cho các thành viên khác trong gia đình. Một gia đình từ đó sẽ chẳng thể bình yên, oán khí trùng trùng.

Tại nước ngoài có một câu ngạn ngữ nổi tiếng nhà nhà đều biết là:

“Happy wife happy life”, nghĩa là “Vợ vui lòng, cuộc sống vui vẻ”.

Câu này nên trở thành kim chỉ nam của mỗi một ông chồng.

💁‍♀️..💁‍♀️..💁‍♀️

CHA ĐƯỢC TÔN TRỌNG:

Ở Anh có lưu truyền câu chuyện “Nữ Hoàng gõ cửa” như sau:

Một lần, Nữ Hoàng Victoria cãi nhau với chồng, ông bỏ về phòng ngủ trước và đóng chặt cửa lại. Khi Nữ Hoàng về đến phòng ngủ, cửa đóng im ỉm, bà đành phải gõ cửa.

Người chồng nói vọng ra hỏi:

– Ai đó?

Victoria kiêu ngạo trả lời:

– Nữ Hoàng.

Không ngờ bên trong vẫn không có tiếng bước chân ra mở cửa. Ông chồng cũng chẳng nói gì. Bà đành gõ cửa lần nữa.

Bên trong lại vọng ra tiếng hỏi:

– Ai đó?

Nữ Hoàng trả lời:

– Victoria

Bên trong vẫn không có chút động tĩnh. Nữ Hoàng đành phải gõ cửa thêm một lần nữa.

Bên trong lại cất tiếng hỏi:

– Ai đó?

Nữ Hoàng đã học được cách ngoan ngoãn, bèn nhẹ nhàng đáp:

– Vợ của ngài.

Lần này thì cánh cửa đã mở.

Bởi lẽ phụ nữ cần được yêu thương, đàn ông cần được tôn trọng.

💁‍♂️..💁‍♂️..💁‍♂️

CON CÁI ĐƯỢC TIẾP NHẬN

Thầy Lưu Xứng Liên, người chỉ dẫn về giáo dục gia đình, từng gặp một đứa trẻ không dám về nhà.

Lúc đó đúng vào kỳ thi cuối kỳ, bài thi buổi sáng hôm ấy của cậu bé lớp 5 là môn ngữ văn. Bố mẹ cậu sớm đã chuẩn bị cơm nước xong xuôi, đợi con về nhà. Nhưng chỉ thấy những đứa trẻ khác đều đã về đến nhà mà con mình thì mãi cũng chẳng thấy bóng dáng đâu.

Ban đầu họ cho rằng cu cậu mải chơi nên về muộn, bèn đậy mâm cơm lại, chờ con về. Nhưng tan học gần cả tiếng đồng hồ mà vẫn chẳng thấy tăm hơi cậu bé. Hai vợ chồng bắt đầu lo lắng, bèn vội vàng chia nhau đi tìm.

Khi tìm thấy con mình, chỉ thấy cậu bé cúi đầu, quanh quẩn bên ngoài lớp học, dường như muốn vào trong mà chẳng dám cất bước.

Cha cậu bé là một người rất có trách nhiệm, vì chuyện này mà ông tìm đến thầy Lưu Xứng Liên, hỏi xem con mình rốt cuộc làm sao và ông nên làm thế nào?

Sau khi tìm hiểu, thầy Lưu Xứng Liên biết rằng người cha này bình thường yêu con vô cùng. Anh thường dẫn cháu đi chơi, nhưng nếu con trai mà thi không tốt thì sẽ đánh và mắng cháu. Thầy Lưu Xứng Liên nói với ông rằng:

– Tôi biết chắc rằng anh rất yêu con mình. Tất cả những gì anh làm đều là vì muốn tốt cho cậu bé. Nhưng anh có biết con trai mình hy vọng gì ở anh không? Cậu bé biết chắc rằng khi không liên quan tới việc học hành thì anh có thể đối xử tốt với mình. Nhưng khi mình học hay thi không tốt thì cậu bé cũng hy vọng anh vẫn đối xử tốt với cháu như vậy. Cậu bé cần tình yêu trước sau như một của anh.

Không thể yêu thương con một cách vô điều kiện là căn bệnh thông thường của rất nhiều ông bố bà mẹ. Nhưng trong mắt đứa trẻ, tiêu chuẩn của một gia đình hạnh phúc lại là việc mình có được tiếp nhận hay không.

Gia đình là nơi duy nhất bạn có thể trở về mà không cần lý do, là nơi bạn cảm thấy dẫu mình thế nào thì cũng đều được tiếp nhận. Dẫu cho bạn đã trở thành cha mẹ, thì khi cuộc đời chưa đi tới đường cùng, bạn cũng vẫn luôn muốn về bên cha mẹ để được tiếp thêm sức mạnh.

🏡..🏡..🏡

Gia đình là:

* Thế giới của mẹ,
* Vương quốc của cha,
* Khu vườn thần tiên của con trẻ.

Đây chính là hình mẫu về một mái ấm hạnh phúc.

Nguồn: Hiểu Mai biên dịch.

Posted on Để lại phản hồi

KHÓC TỰ LAU, ĐAU TỰ XOA, NGÃ TỰ ĐỨNG DẬY.

️🍀 Ai cũng mong cầu tự do. Thế nhưng chẳng có gì tới từ bên ngoài mà tự do thực sự cả. Ngay đến cánh chim cũng bị ràng buộc bởi vòm trời. Chỉ có một cái tâm luôn lắng lại, biết thản nhiên trước mọi nghịch cảnh, mới có thể sống đời an nhiên.
️🍀 Mỗi một ngày qua đi, ta thường tích tụ lại những tâm tư đau khổ. Ta đổ cho số phận, oán trách ông trời không công bằng, đổ cho người khác không thấu hiểu mình. Ta luẩn quẩn trong chính cái vòng mà mình tạo ra. Chính vì thế mà, tâm ta luôn bất an, không thể nhìn được những điều đẹp đẽ của thế giới này.
️🍀 Chúng ta, muốn có một cuộc sống lạc nhiên, thì phải học cho mình chữ Tự. Tự khóc, tự lau. Tự đau, tự chịu. Tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Tự thấy niềm vui trong hạnh phúc thường ngày. Một khi đã học được chữ Tự, ta sẽ không còn oán trách, giận hơn mà nhận ra rằng, mọi điều đều bắt nguồn từ bản thân mình ra. 
️🍀 Kim loại cứng rắn bởi vậy mà gãy. Nước mềm yếu lại vẹn toàn. Vậy muốn bình yên, hà cớ gì lại không thả lòng chỉnh bản tâm.
🌱 Hãy sống như một nhành hoa ngọn cỏ. Những ngày nắng đẹp, biết ngẩng cao đầu. Những ngày mưa bão, biết cúi xuống chờ đợi. Thong dong nhìn mây, thanh thản nghe gió. Sống một đời đầy hạnh phúc.

Trích: “Hoa ưu đàm”

Chiều Hà Nội 08/01/2020

Posted on Để lại phản hồi

Một đời quá dài

Bạn tôi kể, lúc mẹ cô ấy ly hôn có nói với cô ấy một câu: ”Một đời quá dài.”

Cô ấy nói: Ba mẹ ly hôn, bởi vì ba gảy tàn thuốc lá vào chậu lan mẹ trồng.

Mẹ tôi là kiểu phụ nữ có xuống lầu đổ rác cũng phải ăn mặc chỉnh tề, lúc tôi 12 tuổi, mẹ và ba ly hôn, cũng bởi vì ba ném tàn thuốc vào chậu lan mẹ trồng, nhiều lần mẹ nói cũng vô ích.

Bạn bè khuyên nhủ, mẹ chỉ nói một câu:” Anh ấy rất tốt, chỉ là không hợp đi cùng nhau nữa.”

Bà ngoại tức giận mắng mẹ: ”Mày cứ đọc nhiều sách vào rồi vẽ thêm chuyện.”

Trong mắt bà ngoại: con rể anh tuấn cao lớn, có thể kiếm tiền, hiếu thuận lo cho gia đình, ngược lại là con gái bản thân tùy hứng, không chịu nghĩ đến cảm nhận của con cái và cha mẹ.

Mẹ cũng rất khó giải thích cho bà rằng ba không thích tắm rửa, quần áo bít tất ném loạn, ăn cơm như hổ đói, không nhớ được sinh nhật của mẹ,không nhớ những ngày kỉ niệm, sao có thể xem như khuyết điểm đây, đàn ông đều như thế này sao ?

Tôi nhớ rất kỹ lúc mẹ mang theo tôi rời nhà, từng chảy nước mắt nói với tôi: ‘Hy vọng con có thể hiểu cho mẹ, cả một đời quá dài.’

Lúc tôi 16 tuổi, ba dượng xuất hiện, vóc dáng ba không cao, tướng mạo bình thường, nhưng cả người sạch sẽ khoan khoái nhẹ nhàng, cười lên rất ôn hòa, tôi đối với ba dượng không có cảm giác bài xích.

Ba sẽ vì mẹ mà thay đổi những chậu hoa xinh đẹp, sẽ mua khăn trải bàn màu xanh nhạt hợp với bát đũa mới, sẽ vì mẹ mua một đôi giày da trắng sữa hợp với chiếc đầm đỏ của mẹ,sẽ thay mấy cái móc khóa đáng yêu cho tôi.

Ba dượng sẽ nắm tay mẹ đến bờ sông tản bộ, ngắm trời chiều và mặt trời mọc, đến những công viên đầm lầy để chụp hoa và chim, kể cho mẹ nghe tên của những loại cây cỏ và câu chuyện ẩn trong nó, mang về nhà những nhánh cây rơi, sau đó cắm trong bình cổ, bày trên bàn sách của tôi.

Mẹ thích tìm tòi sách dạy nấu ăn, mỗi lần mẹ long trọng làm món mới, ba dượng sẽ kéo tôi lại ngồi ngay ngắn, sẽ bắt chước những giám khảo và bắt đầu nhận xét về màu sắc và mùi thơm trong ánh mắt mong chờ của mẹ, đùa khiến mẹ cười khanh khách không ngừng.

Có một lần mẹ bệnh phải nằm viện, tôi đến chăm liền thấy trên đầu giường đặt một bó bách hợp, hoa quả cắt thành miếng nhỏ đặt trong bát sứ màu xanh nhạt.

Ba dượng ngồi bên giường, đọc sách cho mẹ nghe. Bên cạnh giường bệnh có mấy dì nghiêng đầu hâm mộ xem cảnh này, bỗng nhiên mũi tôi chua chua, rốt cuộc cũng hiểu rõ câu nói kia: ”Cả một đời quá dài.”, cả một đời quá dài – nên không muốn tạm bợ.

Nếu người và người ở cùng nhau, chỉ vì cuộc sống, mà trong cuộc sống không có kỳ nghỉ, không có vui vẻ, không có cảm động, không có lãng mạn, vậy đó cũng coi như đối tác cuộc sống thôi.

Tình nguyện yêu không lối về, cũng không muốn vui vẻ hời hợt trở thành tình cảm nhạt nhòa.

(st)

Posted on Để lại phản hồi

Ơn đền, Oán quên

Mình cứ nhớ mãi câu chuyện với một người chị đáng kính chiều hôm ấy. Chị ngồi trước mặt mình, kể về những nỗi khổ đau, những tệ bạc mà người thân đối xử với chị trong quá khứ với vẻ mặt điềm tĩnh lạ lùng, cũng không hề rơi một giọt nước mắt.

Chị nói, chị mang bầu tổng cộng bảy lần, chỉ giữ được đứa đầu và đứa cuối. Còn năm đứa chính giữa…, ít nhiều đều đã ra đi khi được năm sáu tháng. Trong đó có một lần, là do những bạo hành về tinh thần và xô đẩy của người chị chồng. Cái thai không còn cũng là lúc chị quyết tâm dứt áo, ra khỏi nhà chồng để hai vợ chồng ở riêng, gầy dựng lại sự nghiệp mới.

Thế nhưng, quyết định ra ở riêng của chị sau này khiến anh thương và nể phục. Anh chị vẫn trở về thăm mẹ chồng đều đặn, mẹ chồng vẫn yêu thương chị như chị yêu thương bà. Và khi người chị chồng bạc đãi chị ngày nào rơi vào cảnh cơ cực khốn quẫn không còn tiền để chạy chữa cho người con chị ấy bị bệnh hiểm nghèo, mẹ chồng ngại ngùng mở lời mong chị xuất ra một lượng vàng cho người chị chồng ấy mượn tạm. Chị nói, “Xin lỗi con không cho mượn, vì xét theo những gì chị ấy đã làm với con, con có quyền đối xử lại như vậy mà không ai có thể trách cứ gì con được”. Mẹ chồng và cả chị chồng đều bần thần, nín lặng.

Thế nhưng, chị lại nói tiếp: “Tuy vậy, con sẽ gửi tặng luôn chị ấy ba cây vàng, để chị lo lắng cho cháu”. Mẹ chồng và chị chồng đồng loạt ngỡ ngàng. Con trai lớn của chị – lúc nhỏ đã chứng kiến qua những bạc bẽo mà bà cô đối xử với mẹ mình, cậu nói, “Mẹ, vì sao người ta đối xử tệ với mẹ như vậy mà mẹ lại đối xử lại tử tế như vậy, có đáng không?” Chị nói với con trai, “Mẹ làm như vậy là vì mẹ nhớ lại, những ngày gia đình ta còn ở chung trong nhà bà nội. Hồi con còn nhỏ, có lần con bị bón, khóc khổ lắm, cô con đã là người đưa tay mà (xin lỗi) móc phân trong ruột con ra giúp con đi cầu lại được. Mẹ nhớ cái ơn ấy.”

Và chị nhìn mình, cười nhẹ như không, nói, với chị, nguyên tắc sống của chị luôn là câu mà chị luôn dạy các con của mình: “Ơn đền – Oán quên”.

Nghe có vẻ trái khoáy khỏi cái ‘nguyên tắc ứng xử’ phổ biến là “Ơn đền – Oán trả” quá phải không? Chị nói, khi người ta làm một chuyện gì tốt cho mình dù là nhỏ xíu, mình đều luôn phải ghi nhớ để có lúc nào có dịp thì báo đáp lại cho người ta gấp bội phần. Còn với những ai đã tạo oán cho mình, mình ghi nhớ trong lòng làm gì cho nó nặng nề uất ức. Quên đi cho rồi, để đầu óc mình còn trống, tâm trạng mình còn tốt để còn đi làm nhiều việc hữu ích khác, để còn có cơ hội đền ơn những người đáng quý khác.

Hiện giờ, chị là vợ của một trong những doanh nhân rất thành đạt ở TP.HCM. Anh xã chị tuy một miệng uy phong, trong tay nắm cả ngàn quân, vẫn hết lòng thương và nể, nghe lời khuyên của vợ. Các con trong nhà ngoan ngoãn, chí thú làm ăn. Con dâu hiếu thảo, các cháu đuề huề, ấm áp, thuận hòa.

Mình cứ ngồi ngẫm mãi về trường hợp của chị. Phải chăng, chính nhờ ‘câu thần chú’ mà chị nhất định theo đó, mà chị đã đạt đươc tất cả những điều có vẻ thập phần viên mãn này, mà ai ai đều ao ước? Cái nguyên lý có vẻ ngược đời đó, “Ơn đền – Oán quên” đã giúp chị phăng phăng vượt qua những ngày tháng thống khổ của một thời. Bởi, có lẽ thống khổ là cái ai chẳng có lúc phải vượt qua không ít thì nhiều, không dài thì ngắn, ở ‘cõi đời’ này. Kiểu gì cũng phải lội cho qua, vậy thì ai tìm ra được những cái ‘phao’ hữu hiệu thì nổi lên được mà bơi cho qua đến bến bờ bên kia, còn ai bị thù giận dìm xuống sẽ chìm nổi không biết ngày nào ngóc lên được trong bể khổ cuộc đời.


Có lẽ mình may mắn, nên trong những hoạt động mỗi ngày mình làm, những nơi mình đi, những người mình gặp, thi thoảng lại gặp được những người như vậy, lảy ra được bao nhiêu bài học quý như vậy. Nay mình tặng lại các bạn, những người bạn trang mình, với hy vọng các bạn cũng sẽ phần nào cảm thụ được sự thần diệu của câu thần chú “Ơn đền – Oán quên”. Để rồi các bạn cũng sẽ ít nhiều áp được nguyên lý này vào cuộc sống ít nhiều nỗi thăng trầm của chính mình, để chính các bạn cũng sẽ đạt được những thành tựu trong cuộc sống giống như họ, và quan trọng hơn, chạm được sự an yên trong cuộc sống, giống như họ!

St: (21.11.2018 – QH)

Posted on Để lại phản hồi

BẠN CÓ BIẾT PHONG THỦY TỐT NHẤT ĐỜI NGƯỜI LÀ GÌ KHÔNG?

Nội dung câu chuyện như sau:
Triệu Tử Hào làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự ba tầng, bên trong có vườn hoa cây cảnh ao cá, kết hợp rất đẹp mắt.

Đằng sau vườn còn có một cây vải cổ thụ trăm tuổi. Sở dĩ vì nhắm đến cây vải mà Triệu mới mua mảnh đất này, nguyên nhân là bởi vợ anh thích ăn vải. Trong thời gian sửa sang nhà cửa, bạn bè khuyên anh tìm một thầy phong thủy về xem giúp để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.


Triệu Tử Hào tự lái xe đến Hồng Kông mời một đại sư. Vị đại sư này họ Tào, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, rất có tiếng trong giới phong thủy. Sau khi trình bày mọi chuyện, Triệu Tử Hào lái xe đưa thầy phong thủy về biệt thự nhà mình.

Trên đường đi, gặp bất cứ xe nào muốn vượt, anh đều nhường. Vị đại sư cười nói: “Ông chủ Triệu lái xe thật chậm rãi”. Triệu Tử Hào cười lớn, đáp: “Những người vượt phần lớn đều là đang có chuyện gấp, không nên cản trở, làm mất thời gian của họ.”


Xe về đến thị trấn, một đứa trẻ đang vừa cười vừa từ trong ngõ nhỏ chạy thẳng ra đường. Triệu Tử Hào vội phanh xe tránh, đứa trẻ cười tít mắt chạy qua rồi, anh vẫn chưa nhấn ga đi tiếp mà ngó vào trong ngõ, dường như đang đợi điều gì. Một lát sau, lại có một đứa trẻ khác chạy ra, đuổi theo đứa trẻ lúc trước đã đi khá xa. Tào đại sư ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết phía sau vẫn còn một đứa trẻ nữa?” . Triệu nhún vai: “Trẻ nhỏ đều thích chơi trò đuổi bắt, nếu chỉ chơi một mình, đứa trẻ chẳng thể cười vui như thế được”. Vị đại sư giơ ngón tay cái ra trước mặt khách hàng của mình, tỏ ý tán dương: “Có tâm”.

Đến biệt thự, vừa xuống xe, vài con chim bất giác bay từ sân sau ra phía trước. Nhìn thấy vậy, Triệu Tử Hào liền dừng xe trước cổng và nói với thầy phong thủy: “Phiền đại sự đợi ở đây một lát.”
Có chuyện gì vậy?” – vị đại sư lại một lần nữa ngạc nhiên. “Sau vườn chắc chắn là có trẻ con đang hái trộm vải, bây giờ mà chúng ta vào, chúng sẽ hoảng sợ, không may rơi từ trên cây xuống đất sẽ rất nguy hiểm”, Triệu Tử Hào cười đáp. Thầy phong thủy họ Tào trầm ngâm trong giây lát và nói: “Phong thủy nhà anh không cần phải xem nữa.”


Lần này, đến lượt Triệu ngạc nhiên: “Đại sư, sao ông lại nói như vậy?” , “Những nơi có anh ở đều là những nơi có phong thủy tốt cả rồi”, Tào đại sư đáp. Nhân kiệt địa linh, phong thủy tốt nhất đời người chính là tâm của mỗi người!

Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có phong thủy xấu rồi cũng sẽ có ngày chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, thế đó rồi cũng sẽ tự bị phá vỡ.


Nói như vậy để thấy rằng, không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào tấm lòng, vào tâm đức, phúc phận của con người. Và để có được những thứ đó, chúng ta cần không ngừng tu dưỡng mỗi ngày.

Tu dưỡng để sống thiện lương, tu dưỡng để sống hiếu thuận, đặt mình ở vị trí thấp hơn người khác để thấu hiểu, bao dung và cảm thông, tu dưỡng để biết đủ, hài lòng với những gì mình có, không tham sân si, không oán trách, thuận theo lẽ tự nhiên…

Bất cứ ai, một khi trong lòng đã tiếp nhận niềm vui, an lạc của người khác, biết nghĩ cho người khác thì người có lợi, không chỉ là người khác mà còn bao gồm cả bản thân chúng ta!
-Sưu tầm-

Posted on Để lại phản hồi

LÀM VIỆC THIỆN CẢI VẬN MỆNH

”Liễu Phàm Tứ Huấn” là một cuốn sách nổi tiếng của Trung Quốc. Tác giả có tên thật là Viên Hoàng, tên tự là Khôn Nghi (1533 – 1606). Ông là người huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, sống vào triều đại nhà Minh. Khi còn trẻ, ông đã được một vị cao nhân tiên đoán chính xác cả cuộc đời của mình, tuy nhiên sau này ông đã tự thay đổi được số mệnh.

Cha của Viên Liễu Phàm qua đời từ khi ông còn niên thiếu, mẹ ông khuyên con trai hãy từ bỏ việc tu học theo Nho giáo, thay bằng việc học nghề y để có thể kiếm tiền nuôi thân, lại vừa có thể cứu người.

Một hôm, ông đi đến chùa Từ Vân, gặp được một ông lão có tướng mạo phi phàm, phong thái phiêu nhiên như một vị Đạo Thần. Ông lão nói với ông: “Con có tướng làm quan. Sang năm, con có thể tham gia kỳ thi và được thăng quan tiến chức. Cớ sao con lại ngừng học?”

Viên Liễu Phàm liền kể lại chuyện nghe lời mẹ bỏ việc đọc sách thánh hiền để theo học nghề y. Ông lão tự xưng mình họ Khổng, là người tỉnh Vân Nam, từng được chân truyền phép xem số Hoàng Cực của tiên sinh Thiệu Khang Tiết đời nhà Tống. Ông nói rằng số mệnh của Viên Liễu Phàm đã định sẵn rồi, cần phải nói hết cho ông ta biết.

Viên Liễu Phàm liền thỉnh mời Khổng tiên sinh về nhà mình và đem mọi chuyện kể lại cho mẹ. Mẹ ông nói: “Nếu vị tiên sinh ấy tự xưng là người tinh thông tướng số, vậy hãy mời tiên sinh bói thử cho con, xem xem liệu những điều được tiên đoán có chính xác hay không”. Kết quả, Khổng tiên sinh đều nói đúng, ngay cả những chi tiết nhỏ cũng cực kỳ chính xác. Tiếp đó, Khổng tiên sinh nói về số mệnh tương lai của Viên Liễu Phàm cát hung họa phúc ra sao, như là năm nào ông sẽ trúng tuyển, năm nào ông nên ra ứng thí Lẫm Sinh, năm nào ông sẽ trở thành Cống Sinh, sau khi tốt nghiệp, ông sẽ làm quan huyện ở tỉnh nào. Làm quan được ba năm rưỡi, Viên Liễu Phàm sẽ từ quan và về quê nhà. Cuối cùng, ông sẽ qua đời vào giờ Sửu ngày 14 tháng 8 âm lịch, hưởng thọ 53 tuổi. Đáng tiếc là trong mệnh ông đã định là sẽ không có con trai để nối dõi.

Viên Liễu Phàm ghi lại những lời của Khổng tiên sinh, thế là lại bắt đầu tiếp tục học hành. Từ đó về sau, hễ tham gia cuộc khảo thí nào thì thứ hạng của ông luôn đúng như lời Khổng tiên sinh đã dự đoán. Có một lần, dựa theo lời Khổng tiên sinh đã tiên đoán thì Viên Liễu Phàm khi làm Lẫm Sinh được cấp gạo ăn, đến khi lĩnh đủ 91 thạch 5 đấu gạo mới trở thành Cống Sinh. Nhưng khi ông mới chỉ lĩnh được 71 thạch thì tôn sư họ Đồ là quan Học Đài (chức quan Học Đài ngày xưa tương đương với Giám đốc Sở Giáo dục ngày nay) đã tiến cử ông làm Cống Sinh. Viên Liễu Phàm bắt đầu hoài nghi lời tiên đoán của Khổng tiên sinh lúc trước đã có phần sai trật.

Sau đó, quả nhiên việc này bị một vị đại diện của quan Học Đài là tôn sư họ Dương bãi bỏ, không chấp nhận việc tiến cử ông làm Cống Sinh. Trải qua bao trắc trở mãi đến năm Đinh Mão ông mới được chấp thuận. Trước đã nhận được 71 thạch gạo, cộng với số gạo nhận thêm cho đến thời điểm ấy thì vừa đúng 91 thạch 5 đấu. Viên Liễu Phàm trải phen trắc trở ấy lại càng tin rằng: con đường công danh của mỗi người dẫu có tiến thoái thăng trầm thì đều là điều đã định sẵn trong số mệnh rồi. Dẫu vận may tới sớm hay muộn thì thời điểm cũng đã định trước rồi, vậy nên ông coi nhẹ mọi thứ, không truy cầu điều gì nữa.

Vốn đã được biết trước cả cuộc đời của mình, Viên Liễu Phàm trở nên an phận thủ thường. Khi được tiến cử làm Cống Sinh, theo quy định, ông sẽ đến học tại trường Quốc Học tại Nam Kinh. Trước khi đến trường Quốc Học, ông lên núi Tây Hà ở ngoại ô Nam Kinh bái kiến Vân Cốc thiền sư, là một vị cao tăng đắc Đạo.

Tại thiền phòng của Vân Cốc thiền sư, nhà sư kinh ngạc hỏi Viên Liễu Phàm: “Từ khi thí chủ bước vào đây, bần tăng không hề thấy thí chủ khởi vọng niệm nào, đó là duyên cớ làm sao?”

Viên Liễu Phàm giãi bày với thiền sư: “Số mệnh của tôi đã được Khổng tiên sinh đoán định chính xác rồi, lúc nào sinh, lúc nào tử, khi nào gặp vận, khi nào gặp hạn, đều đã biết trước cả rồi, chẳng có cách nào thay đổi được. Chính là vì tôi có muốn nghĩ ngợi lung tung thì cũng không ích lợi gì, cũng là mơ tưởng viển vông cả, cho nên quả thực là tôi không nghĩ gì nữa, trong lòng cũng không còn vọng niệm gì”.

Vân Cốc thiền sư cười nói: “Tôi vốn nghĩ rằng ông là một hào kiệt hiếm có trên đời, giờ tôi mới biết hóa ra ông chỉ là một phàm phu tục tử tầm thường mà thôi”.
Viên Liễu Phàm hỏi thiền sư: “Tại sao lại như vậy?”

Vân Cốc thiền sư đáp: “Một người bình thường, thông thể nói rằng họ hoàn toàn không nghĩ những điều xấu; chẳng may có lúc không kiềm chế tham vọng lại được thì cũng vẫn bị vận mệnh trói buộc thôi; mà còn bị vận mệnh trói buộc thì làm sao nói đến chuyện vượt qua số mệnh? Tuy nói số mệnh đều là tiền định, nhưng chỉ những người bình thường mới bị trói buộc vào số mệnh được an bài sẵn đó thôi. Nếu là người cực thiện thì số mệnh sẽ không thể trói buộc nổi người đó”.

Mở chương đầu tiên trong Kinh Dịch, thiền sư nói: ” “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh”(Nhà mà làm việc thiện tích đức thì tất nhiên sẽ gặp nhiều điều tốt lành). Vì vậy, số mệnh của con người là có thể tự thay đổi được. Phật gia giảng con người cần phải hiểu thấu điều thiện và điều ác, dựa theo đó mà hành động. Số mênh là do tự mình tạo, phúc là bởi tự mình cầu, kẻ làm ác tất sẽ tổn phúc đức, người tu thiện ắt sẽ được phúc đức. Điều trong các kinh thư thuở xưa đã nói, thật sự là lời giáo huấn rất giá trị, rõ ràng và chính xác. Trong kinh Phật, chúng ta cũng được dạy rằng: người như thế cầu phú quý ắt sẽ được phú quý, cầu con cái ắt sẽ có con cái, cầu trường thọ ắt sẽ được trường thọ!”

Những lời nói đó như đánh thức người trong mộng, Viên Liễu Phàm bắt đầu thay đổi. Kể từ đó về sau, ông ngày ngày trau dồi đức hạnh, dẫu là ở nơi không người cũng nhất định không làm gì đắc tội với đất trời. Khi gặp phải những người ganh ghét và phỉ báng mình, ông có thể thản nhiên như không, cũng không màng so đo tranh luận với họ.

Một năm sau lần gặp Vân Cốc thiền sư, ông tham dự kỳ thi Đình. Theo lời của Khổng tiên sinh, ông sẽ xếp hạng thứ ba trong kỳ thi này, vậy mà lạ kỳ thay ông lại đỗ đầu, lời của Khổng tiên sinh thực sự đã bắt đầu không còn linh nghiệm nữa. Khổng tiên sinh không bói được rằng Viên Liễu Phàm đỗ cao như vậy trong kỳ thi, những điều này vốn không có trong số mệnh của ông.

Sau đó, Viên Liễu Phàm phát nguyện sẽ làm 3.000 việc thiện. Qua hơn mười năm nỗ lực, ông đã hoàn thành được ước nguyện ấy, và kết quả là vợ ông sinh được một đứa con trai, đặt tên là Thiên Khải. Sau này, mỗi lần làm được một việc thiện, lúc nào ông cũng đều dùng bút ghi chép lại; vợ ông không biết viết chữ, mỗi lần chồng làm được một việc thiện đều dùng bút lông ngỗng mà vẽ một vòng tròn màu đỏ trên lịch, dẫu là phân phát lương thực cho người nghèo, hay là mua vật sống để phóng sinh thì đều nhớ ghi lại. Có khi một ngày đã hơn 10 vòng tròn đỏ, chính là một ngày mà làm được hơn 10 việc thiện. Mấy năm sau, đến năm Bính Tuất, ông tự nhiên lại thi đỗ tiến sĩ, bộ Lại bèn bổ nhiệm Viên Liễu Phàm làm chức quan huyện lệnh coi sóc huyện Bảo Trì, vậy là ông lại phát nguyện tiếp tục làm thêm một vạn điều thiện nữa.

Khi đang làm tri huyện Bảo Trì, ông chuẩn bị viết một cuốn sách nhỏ. Viên Liễu Phàm gọi nó là sách “Trì Tâm”. Ý là sợ rằng bản thân mình nảy sinh tâm xấu, bởi vậy mới đặt hai chữ là “Trì Tâm” – nghĩa là giữ vững tâm tính. Mỗi ngày khi xử lý mọi việc, dù là việc nhỏ đến đâu, ông đều nhớ lấy những điều trong cuốn “Trì Tâm” mà suy xét. Đến tối, ông lập đàn ở sân sau nhà, thay quan phục, bắt chước quan Thiết Diện Ngự Sử (Chức quan chuyên xét xử quan lại và can ngăn vua) Triệu Duyệt Đạo đời nhà Tống, và thắp hương cầu khấn Thượng Đế, mỗi ngày ông đều làm như vậy. Vợ ông thấy chồng mình bận bịu quá nhiều công vụ không có nhiều thời gian để làm việc thiện nên thường hay cau mày nói: “Thiếp thuở xưa ở nhà giúp chàng làm việc thiện mới có thể hoàn thành tâm nguyện làm 3 nghìn việc tốt. Bây giờ chàng lại nguyện sẽ làm một vạn việc tốt, nhưng đâu có được bao nhiêu việc tốt mà làm trên công đường, chẳng biết bao lâu nữa mới hoàn thành được tâm nguyện đây?”

Sau khi nghe vợ nói ra những suy nghĩ ấy, tối đó Viên Liễu Phàm nằm mơ thấy một vị thần. Ông nói với vị thần ấy rằng tâm nguyện làm một vạn việc thiện thật khó hoàn thành được. Vị thần đáp: “Chỉ tính riêng việc ông lấy danh nghĩa là tri huyện mà giảm tiền thuế ruộng cho dân là đã làm được một vạn việc thiện rồi, đã hoàn thành tâm nguyện của ông rồi đó”.

Nguyên là ở huyện Bảo Trì, mỗi mẫu đất nông dân phải nộp thuế 2 phân 3 ly 7 hào. Viên Liễu Phàm nghĩ rằng người dân trăm họ phải đóng thuế quá nặng, vậy nên sau khi đi kiểm kê toàn huyện một lượt, ông quyết định mỗi mẫu ruộng sẽ chỉ phải đóng 1 phân 4 ly 6 hào.

Cải biến từ tâm linh, bước trên con đường rèn giũa đạo đức, thì có thể cải biến được số mệnh.

Cả cuộc đời Viên Liễu Phàm không ngừng làm việc thiện, Khổng tiên sinh đoán rằng khi được 53 tuổi ông sẽ qua đời, nhưng tới tận năm 69 tuổi ông vẫn rất khỏe mạnh. Sau đó, Viên Liễu Phàm tiếp tục làm việc thiện trong suốt phần đời còn lại của mình. Ông đã lấy toàn bộ câu chuyện thay đổi vận mệnh mà bản thân đã tự thể nghiệm trong suốt cuộc đời để viết thành một cuốn sách nhỏ “Liễu Phàm Tứ Huấn”, truyền lại cho con trai mình là Thiên Khải và cho hậu thế.

Câu chuyện Viên Liễu Phàm tự mình thay đổi vận mệnh khiến chúng ta phải suy ngẫm. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc thì chủ đề chính yếu nhất đều là “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Nhìn lại trong sử sách, có vô số tiểu thuyết của người xưa đều ghi lại và trình bày đạo lý này, mà Viên Liễu Phàm chỉ là một người trong số đó. Ông đã lấy trải nghiệm thực tế của bản thân mà ghi chép lại, cho nên “Liễu Phàm Tứ Huấn” mãi cho đến ngày nay vẫn có sức ảnh hưởng lớn.

(Sưu tầm)


Posted on Để lại phản hồi

Nhân duyên gặp gỡ

Tục ngữ Ấn Độ nói rằng:

Bất luận bạn gặp ai, đó đều là gặp đúng người.
Bất luận phát sinh vấn đề gì, nó đều là việc duy nhất phát sinh.
Bất kể sự việc phát sinh lúc nào, đều là đúng thời khắc.

Những câu nói này khiến người ta liên tưởng tới điều Phật Thích Ca nói:

“Bất luận bạn gặp ai, người đó đều là người cần xuất hiện trong cuộc đời của bạn, tuyệt đối chẳng phải ngẫu nhiên, người đó sẽ dạy cho bạn một thứ gì đó”.ỗi một vấn đề, một câu hỏi, cuộc sống luôn cho bạn đáp án, tuy nhiên, điều bạn cần là chờ đợi.

Chuyện kể rằng có một người lữ hành đi ngang qua bờ sông, gặp một người phụ nữ trung tuổi đang lo lắng vì không tìm được cách qua sông. Người lữ hành này dùng toàn bộ sức cùng, lực tận của mình giúp người phụ nữ đó qua sông, khi qua được sông, người phụ nữ này liền vội vàng bước đi mà không nói một lời nào.

Người lữ hành cảm thấy hối hận và cảm giác người phụ nữ này không đáng để mình giúp đỡ, bởi ngay cả một câu “cám ơn” bà ấy ấy cũng không biết.

Ai ngờ, khoảng hơn một tiếng sau, có một chàng thanh niên trẻ đuổi theo người lữ hành và nói: “Cám ơn anh đã giúp mẹ tôi qua sông, mẹ tôi kêu tôi mang cho anh thứ này”. Nói xong chàng thanh niên đưa cho người lữ hành một ít lương khô, và cả con ngựa mình đang cưỡi cũng tặng cho người lữ hành này luôn.

Mọi việc trên đời đều có đáp án, quan trọng, là bạn cần chờ đợi, chỉ cần bạn chờ đợi, nhẫn nại, tâm thái an hòa, tất cả mọi thứ bạn cần, đều sẽ có.

Đợi chờ cũng là cảnh giới của trí huệ, bởi tất cả những gì tốt đẹp và thú vị nhất của cuộc sống này đều được vun bồi từ sự chờ đợi mà ra.

Và cuộc đời cũng lại như vậy, tất cả mọi việc ta gặp, đó đều là sự sắp đạt hoàn hảo nhất.

Núi có đỉnh, biển có bờ, chiều dài sinh mệnh cũng có ngày chuyển thế, khổ tận thì ắt có cam lai, mọi thứ đều là an bài, không gì bỏ sót.

Ai đó đã từng nói: “Cái khổ mà hôm nay ta chịu, trách nhiệm mà hôm nay ta phải gánh, nỗi đau mà hôm nay ta trải, sau cùng, tất cả sẽ biến thành ánh sáng, thành bình minh chiếu rọi bước chân ta”.

Có một vị quốc vương rất thích săn bắn, quốc vương thường cùng với thừa tướng trong triều cải trang thành thường dân vào rừng đi săn. Vị thừa tướng này luôn luôn có câu nói cửa miệng: “Tất cả đều là an bài tốt nhất”.

Một hôm hai người cùng nhau đi săn, vị quốc vương bắn được một con báo hoa, sau khi con báo hoa trúng tên bị thương sắp chết, vị quốc vương xuống ngựa định chạy đến thu chiến lợi phẩm của mình. Ngờ đâu, con báo hoa dùng chút sức lực cuối cùng của mình bật dậy vồ lấy quốc vương.

Vị quốc vương nhanh nhẹn né sang một bên nhưng vẫn bị báo hoa cắn vào đầu ngón tay mất một miếng. Quốc vương gọi thừa tướng đến dùng rượu rửa vết thương cho mình, ai ngờ, vị thừa tướng lại nói:

“Đại vương hãy nghĩ thoáng đi một chút, tất cả đều là sự an bài tốt nhất”.

Quốc vương thấy thừa tướng không những không giúp mình trị thương lại còn nói vậy nên nổi giận nói:

“Nếu như quả nhân đem thừa tướng nhốt vào đại lao, đây cũng là an bài tốt nhất sao?”

Vị thừa tướng cười nói: “Nếu như là vậy, thần vẫn tin rằng đó là an bài tốt nhất.”

Quốc vương nghe vậy lại càng giận hơn, cho người nhốt thừa tướng vào đại lao.

Một tháng sau, quốc vương dưỡng thương xong, một mình lại vào rừng săn bắn, quốc vương đến một nơi thâm sâu cùng cốc trong núi cao rừng già. Đột nhiên xuất hiện một đám người thổ dân, đám thổ dân nhanh chóng bắt lấy quốc vương đem về bộ lạc, bộ lạc này có tập tục, vào mỗi ngày trăng tròn trong tháng thì đều xuống núi tìm lễ vật để tế nữ Thần của mình.

Khi đám thổ dân chuẩn bị đem quốc vương đi hỏa thiêu trên dàn tế, trong lúc quốc vương tuyệt vọng đợi chết thì họ phát hiện tay quốc vương vị thiếu mất nửa đốt ngón tay, đây là một lễ vật không hoàn mỹ, sẽ làm nữ thần họ phẫn nộ. Vậy là đám thổ dân thả quốc vương ra cho về nhà.

Quốc vương vui mừng trở về cung bày yến tiệc rồi mời thừa tướng uống rượu, trong lúc cao hứng, quốc vương nói: “Thừa tướng nói quả là không sai chút nào, tất cả đều là an bài tốt nhất, nếu như hôm đó tay quả nhân không bị báo hoa cắn một miếng, e rằng mạng này của quả nhân đã không còn rồi”.

Nói xong quốc vương nhìn thừa tướng rồi đột nhiên nghĩ ra: “Nhưng mà, thừa tướng vô duyên vô cớ bị quả nhân đem nhốt vào ngục hơn 1 tháng, điều này giải thích sao đây?”.

Thừa tướng đáp: “Nếu như thần không bị nhốt vào ngục, vậy chẳng phải thần sẽ cùng đại vương đi săn sao? Khi đám thổ dân phát hiện đại vương không thích hợp làm lễ vật, chẳng phải họ sẽ bắt thần thay thế sao?”.

Quốc vương nghe đến đây, không nhịn được cười lớn mà nói: “Quả không sai, tất cả đều là an bài tốt nhất”.

Trời không tuyệt đường của ai bao giờ, câu chuyện này cho ta thấy một đạo lý:

Cuộc đời chúng ta, đôi khi gặp phải khó khăn, gặp phải hoàn cảnh thật khó mà dung nhẫn, khó mà tha thứ. Nhưng sau khi sự việc qua đi, chúng ta đột nhiên nhận ra rằng, mọi sự trên đời đều là an bài tốt nhất. Vậy cần gì phải đau buồn, tự trách bản thân mỗi khi gặp nạn, bởi biết đâu đây lại chính là sự an bài hoàn hảo nhất.

Cổ nhân nói: “Trong họa được phúc, mà trong phúc có họa” cũng chính là ý này. Khi chúng ta gặp khó khăn, gặp trở ngại, không cần phải bi thương, hãy học cách nhìn xa hơn, nhìn rộng hơn, và đặc biệt không nên oán trời, trách đất. Sau cơn mưa trời lại sáng, cầu vồng rực rỡ phía chân trời.

Cuộc sống muôn màu, cuộc đời muôn sắc, sướng khổ, buồn vùi chính bởi tại tâm, hãy dùng tâm thái vui vẻ mà đối diện với mọi việc, trời cao không vô duyên vô cớ mà an bài bất cứ việc gì đó.

Cuộc sống, bất luận chúng ta gặp phải điều gì đó, thì đó cũng là điều ta phải gặp, là chuyện ta phải làm, ung dung tự tại, an lạc tự thân, hữu cầu mất công, vô cầu tự đắc.

st by Admin ~~~ Chiều Hà Nội mưa!!!